Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Việt Nam nêu quan điểm về tình hình Ukraine tại phiên họp đặc biệt của Liên Hiệp Quốc
Tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế.

Trong ngày 1-3 - ngày thứ hai của phiên họp đặc biệt do Liên Hiệp Quốc tổ chức về tình hình Ukraine - hơn 100 nước và các tổ chức đã phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về vấn đề quan trọng này. Tại đây, Việt Nam lên tiếng kêu gọi các bên đối thoại và bảo vệ người dân.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - chia sẻ từ lịch sử phải trải qua chiến tranh đau thương dai dẳng của chính mình, Việt Nam thấy rằng chiến tranh và xung đột thường xuất phát từ các học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Đại sứ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Về tình hình Ukraine, đại sứ bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng.

Theo đó, Đại sứ Đặng Hoàng Giang hoan nghênh cuộc đối thoại ngày 28-2 giữa hai phái đoàn Ukraine và Nga và mong muốn các bên liên quan tiếp tục duy trì đối thoại, hướng tới giải pháp nêu trên.

Bên cạnh đó, ông Giang nhấn mạnh cần bảo đảm an ninh, an toàn của người dân, bảo vệ các cơ sở hạ tầng thiết yếu theo luật nhân đạo quốc tế và đề nghị cộng đồng quốc tế thúc đẩy viện trợ nhân đạo cho dân thường.

Đại sứ đề nghị các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho các cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống ở Ukraine, trong đó có cộng đồng người Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ tán các công dân Việt Nam đến nơi an toàn.

Dự kiến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu nhằm thông qua nghị quyết yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine vào ngày 2-3 - ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng của phiên họp.

Trước đó, hôm 28-2, theo Hãng tin AP, đại sứ từ hàng chục quốc gia đã ủng hộ đề xuất yêu cầu Nga ngừng chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi chấm dứt tình trạng xung đột, chú trọng bảo vệ dân thường và tôn trọng luật nhân đạo quốc tế. Ông cho biết Liên Hiệp Quốc đã chi 20 triệu USD từ Quỹ ứng phó khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc để hỗ trợ hoạt động nhân đạo và đề cử ông Amin Awad làm điều phối viên khủng hoảng Liên Hiệp Quốc tại Ukraine.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Abdullah Shahid kêu gọi các bên ngừng bắn, quay trở lại đàm phán ngoại giao và bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng của cuộc xung đột đối với người tị nạn, người di cư và kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng luật nhân đạo quốc tế và ủng hộ các sáng kiến nhân đạo.

Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ quan ngại trước tình hình trên thực địa và cho rằng cần sớm nối lại đối thoại, tránh để tình hình xấu đi, chú trọng tìm kiếm giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
DanQuyen.com (Theo tuoitre.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Việt Nam quan tâm đến bảo đảm quyền con người một cách toàn diện (02-03-2022)
    4 bước xử trí khi phát hiện F0 trong trường học (22-02-2022)
    Thế giới đã ghi nhận trên 425,5 triệu ca mắc COVID-19 (21-02-2022)
    Nữ hoàng Anh Elizabeth mắc COVID-19 (20-02-2022)
    Số trẻ em mắc Covid-19 tăng tại nhiều nước: Biến thể Omicron vẫn đáng lo ngại (20-02-2022)
    Thế giới đã ghi nhận 422,7 triệu ca mắc COVID-19 (19-02-2022)
    Lào thông báo tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 6-11 tuổi (16-02-2022)
    Mỹ hối thúc G20 hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với đại dịch COVID-19 (16-02-2022)
    Chính sách 'Ngoại giao nhân quyền' của ông Kishida (15-02-2022)
    Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới gần 414 triệu ca (15-02-2022)
    Hàn Quốc triển khai tiêm mũi vaccine thứ tư từ cuối tháng 2 (14-02-2022)
    Báo động số ca mắc Covid-19 ở Indonesia tăng gấp nhiều lần trong thời gian ngắn (09-02-2022)
    Nguy cơ Omicron lây từ thành phố vùng biên sang nhiều khu vực ở Trung Quốc (09-02-2022)
    Campuchia đưa ra biện pháp cứng rắn đẩy mạnh tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 (08-02-2022)
    Số ca COVID-19 lập kỷ lục, Hồng Kông cấm tụ tập trên 2 người (08-02-2022)
    Thủ tướng New Zealand cảnh báo sẽ có nhiều biến thể Covid-19 hơn trong năm 2022 (08-02-2022)
    Châu Âu ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới (08-02-2022)
    Trung Quốc: Hong Kong kêu gọi người dân chung tay chống dịch (05-02-2022)
    Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã hơn 391 triệu ca (05-02-2022)
    Đất nước không yêu cầu người nhiễm Covid-19 không triệu chứng phải cách ly (03-02-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152836959.